DIỄN ĐÀN HOÀNG SA TRƯỜNG SA
Vui lòng đăng nhập trước để viết để viết bài và bình luận nhé
DIỄN ĐÀN HOÀNG SA TRƯỜNG SA
Vui lòng đăng nhập trước để viết để viết bài và bình luận nhé
DIỄN ĐÀN HOÀNG SA TRƯỜNG SA
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

DIỄN ĐÀN HOÀNG SA TRƯỜNG SA

Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam
 
Trang ChínhGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng NhậpĐăng ký
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
Latest topics
»  invest money online no scam payment confirmation
Kinh nghiệm Trung Quốc  trong nghiên cứu, tuyên truyền về biển đảo I_icon_minitime8/16/2014, 20:27 by nhanthiennhu

» Hải chiến Hoàng Sa - 40 năm nhìn lại Kỳ 1: Trung Quốc nuốt dần Hoàng Sa
Kinh nghiệm Trung Quốc  trong nghiên cứu, tuyên truyền về biển đảo I_icon_minitime4/10/2014, 04:13 by ptbchau95cva

» Khơi dậy tình yêu biển đảo
Kinh nghiệm Trung Quốc  trong nghiên cứu, tuyên truyền về biển đảo I_icon_minitime4/12/2013, 06:40 by ptbchau95cva

» Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam
Kinh nghiệm Trung Quốc  trong nghiên cứu, tuyên truyền về biển đảo I_icon_minitime4/12/2013, 06:30 by ptbchau95cva

» Thi vẽ tranh “Em yêu biển - đảo quê hương”
Kinh nghiệm Trung Quốc  trong nghiên cứu, tuyên truyền về biển đảo I_icon_minitime4/12/2013, 06:19 by ptbchau95cva

» “Góp đá xây Trường Sa”: Góp lòng yêu nước
Kinh nghiệm Trung Quốc  trong nghiên cứu, tuyên truyền về biển đảo I_icon_minitime4/11/2013, 13:04 by nhanthiennhu

» Mỹ-Philippines tập trận thường niên
Kinh nghiệm Trung Quốc  trong nghiên cứu, tuyên truyền về biển đảo I_icon_minitime4/5/2013, 21:34 by nhanthiennhu

» Triều Tiên sẽ bắn tên lửa để tìm lối thoát danh dự?
Kinh nghiệm Trung Quốc  trong nghiên cứu, tuyên truyền về biển đảo I_icon_minitime4/5/2013, 21:27 by nhanthiennhu

» Ông Lý Quang Diệu nhập viện
Kinh nghiệm Trung Quốc  trong nghiên cứu, tuyên truyền về biển đảo I_icon_minitime3/31/2013, 22:29 by ptbchau95cva

SỐ LƯỢNG TRUY CẬP
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Top posters
nhanthiennhu
Kinh nghiệm Trung Quốc  trong nghiên cứu, tuyên truyền về biển đảo Vote_lcapKinh nghiệm Trung Quốc  trong nghiên cứu, tuyên truyền về biển đảo Voting_barKinh nghiệm Trung Quốc  trong nghiên cứu, tuyên truyền về biển đảo Vote_rcap 
phannguyentouyen
Kinh nghiệm Trung Quốc  trong nghiên cứu, tuyên truyền về biển đảo Vote_lcapKinh nghiệm Trung Quốc  trong nghiên cứu, tuyên truyền về biển đảo Voting_barKinh nghiệm Trung Quốc  trong nghiên cứu, tuyên truyền về biển đảo Vote_rcap 
ptbchau95cva
Kinh nghiệm Trung Quốc  trong nghiên cứu, tuyên truyền về biển đảo Vote_lcapKinh nghiệm Trung Quốc  trong nghiên cứu, tuyên truyền về biển đảo Voting_barKinh nghiệm Trung Quốc  trong nghiên cứu, tuyên truyền về biển đảo Vote_rcap 
nguyen nhat phu
Kinh nghiệm Trung Quốc  trong nghiên cứu, tuyên truyền về biển đảo Vote_lcapKinh nghiệm Trung Quốc  trong nghiên cứu, tuyên truyền về biển đảo Voting_barKinh nghiệm Trung Quốc  trong nghiên cứu, tuyên truyền về biển đảo Vote_rcap 

 

 Kinh nghiệm Trung Quốc trong nghiên cứu, tuyên truyền về biển đảo

Go down 
Tác giảThông điệp
nhanthiennhu
Admin
nhanthiennhu


Tổng số bài gửi : 30
Join date : 21/03/2013

Kinh nghiệm Trung Quốc  trong nghiên cứu, tuyên truyền về biển đảo Empty
Bài gửiTiêu đề: Kinh nghiệm Trung Quốc trong nghiên cứu, tuyên truyền về biển đảo   Kinh nghiệm Trung Quốc  trong nghiên cứu, tuyên truyền về biển đảo I_icon_minitime3/24/2013, 10:45


Trung Quốc đã đẩy mạnh nghiên cứu và tuyên truyền về biển đảo, chủ quyền lãnh thổ, v.v. ngay từ những năm 50 của thế kỷ trước, và ngày càng tiến hành công việc này một cách bài bản, đồng bộ hơn.


Dẫn nhập:

Ngày 23/3 năm nay, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 373 phê duyệt Đề án đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển biển đảo. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu “huy động mọi nguồn lực và phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và cộng đồng xã hội tham gia vào công tác tuyên truyền”.

Với kế hoạch kinh phí 175 tỷ đồng và những nhiệm vụ được đề ra, có thể thấy Đề án là một bước cụ thể hóa chương trình hành động của Chính phủ nhằm thực hiện nghị quyết ban hành năm 2007 về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”. Nó cho thấy tư duy chiến lược của Chính phủ: Rõ ràng là vai trò của biển trong chiến lược phát triển kinh tế dài hạn đã được nhận thức và chúng ta đã thấy đến lúc cần phải hành động.

Tuy vậy, một số chuyên gia về quan hệ quốc tế và địa kinh tế cũng lưu ý rằng, kể từ khi “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020” được ban hành, các nước trong khu vực, đặc biệt là Trung Quốc, đã tăng cường các hoạt động trên biển mạnh mẽ hơn hẳn. Nói cách khác, theo một chuyên gia ở Ban Biên giới Chính phủ, “không chỉ riêng Việt Nam nhận thấy thế kỷ 21 là thế kỷ của biển, và kể từ lúc chúng ta ý thức được điều đó, tình hình Biển Đông bắt đầu nóng lên” (từ năm 2007 đến nay). Đáng chú ý hơn, không chỉ tăng cường hoạt động trên biển, Trung Quốc thật ra đã đẩy mạnh nghiên cứu và tuyên truyền về biển đảo, chủ quyền lãnh thổ, v.v. từ những năm 50 của thế kỷ trước và ngày càng tiến hành một cách bài bản, đồng bộ hơn.

Tìm hiểu công tác này của Trung Quốc cũng như các nước khác trong khu vực có thể mang lại một số gợi ý hoặc kinh nghiệm cho chúng ta trong việc tổ chức thực hiện Quyết định 373 và “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”. Bài viết này, trong khuôn khổ một sản phẩm báo chí, không thể đi sâu vào chi tiết, chỉ cố gắng hướng tới việc cung cấp một vài thông tin hết sức sơ lược về hoạt động của phía Trung Quốc, dựa trên các tài liệu do nhà nghiên cứu Phạm Hoàng Quân và một số chuyên gia khác (giấu tên) cung cấp. Việc ẩn danh nhằm mục đích bảo vệ cá nhân.

Đồng bộ, thống nhất từ trên xuống dưới

Đặc điểm nổi bật trong hoạt động nghiên cứu và tuyên truyền của Trung Quốc là sự đồng bộ và toàn diện từ trung ương xuống địa phương. Ông Phạm Hoàng Quân – một người đã dành nhiều năm nghiên cứu về cổ sử Trung Quốc – cho biết, Trung Quốc thực hiện nghiên cứu và phổ biến kết quả nghiên cứu về chủ quyền biển đảo trên ba cấp: trung ương, địa phương (tỉnh thành), và hệ thống trường đại học.

Ở cấp trung ương, Trung Quốc có hẳn một viện nghiên cứu rất lớn về Biển Đông là “Trung Quốc Nam Hải Nghiên cứu Viện”, và nhiều cơ quan trực thuộc trung ương khác như: Sở Nghiên cứu Nam Hải (Viện Khoa học Trung Quốc), Bộ Tư lệnh Hải quân, Sở Nghiên cứu Tình báo Khoa học Kỹ thuật Hải dương… Hoạt động thường xuyên của các cơ quan này là tiến hành nghiên cứu, biên soạn tài liệu, tổ chức hội thảo v.v. về chủ quyền biển đảo. Ngay từ năm 1975, Viện Nghiên cứu Biển Đông đã xuất bản “Báo cáo sơ bộ về việc điều tra tổng hợp khu vực quần đảo Tây Sa” (tức Hoàng Sa, theo cách gọi của Trung Quốc).

Ở cấp tỉnh, mỗi tỉnh ven biển Trung Quốc đều có nhiều cơ quan nghiên cứu về biển đảo. Hoạt động mạnh nhất có lẽ là các cơ quan thuộc Quảng Đông, Phúc Kiến. Tháng 9 năm 1974, Bảo tàng Lịch sử Quảng Đông đã in “Hiện vật khảo cổ Tây Sa”. Năm 1976, Sở Ngoại vụ Quảng Đông tung ra một loạt tài liệu: “Địa lý các đảo Nam Hải”, “Vấn đề đối ngoại của nước ta về các đảo Nam Hải”, “Khái luận về chủ quyền của nước ta đối với các đảo Nam Hải”, v.v.

Cấp thứ ba là các trường đại học, chẳng hạn Đại học Hạ Môn trong hai năm 1975-1976 đã xuất bản trọn bộ sáu cuốn “Tổng hợp sử liệu các đảo Nam Hải nước ta”. Khoa Địa lý Đại học Sư phạm Hoa Nam xuất bản cuốn “Nghiên cứu địa danh các đảo Nam Hải” (1983). Đại học Trung Sơn xuất bản nghiên cứu chuyên đề về “Lịch sử địa lý quần đảo Nam Sa” (1991).

Ông Phạm Hoàng Quân cho biết: “Tất cả các cơ quan nghiên cứu và nhiều trường đại học đều có các tạp chí định kỳ về Biển Đông, chủ quyền đối với Trường Sa - Hoàng Sa. Khó mà kể hết các luận văn họ đã xuất bản. Do tôi chú tâm nghiên cứu về thư mục nên mới biết một số tựa, mà cũng chỉ là một số rất ít sách đã cũ trong hàng chục, hàng trăm đầu sách và tài liệu của họ liên quan tới chủ quyền biển đảo”.

Các tác phẩm đều được dịch sang tiếng Anh để đưa ra thế giới. Bên cạnh đó, các cơ quan Trung Quốc cũng tiến hành dịch công trình nghiên cứu của nước ngoài sang tiếng Trung để giới khoa học tham khảo. Chẳng hạn, Tập san Sử Địa, chuyên đề về Hoàng Sa - Trường Sa, của Việt Nam ra đời năm 1974 thì năm 1978 có bản tiếng Trung. Cuốn “Đất nước Việt Nam qua các đời” của học giả Đào Duy Anh (không nhắc tới Biển Đông) cũng được Trung Quốc dịch sang Trung văn với tựa đề “Việt Nam cương vực sử”.

Ba cấp truyền thông

Tiếp sau nghiên cứu, hoạt động tuyên truyền, công bố kết quả nghiên cứu liên quan tới chủ quyền lãnh thổ cũng được Trung Quốc tiến hành rất bài bản và có sự phân cấp rõ ràng để tiếp cận được đối tượng cụ thể. Cấp cao nhất là những công trình lịch sử, địa lý hết sức công phu của các học giả và cơ quan khoa học hàng đầu, được phổ biến cho giới nghiên cứu trong nước và cả quốc tế làm “tài liệu tham khảo”. Trung Quốc có những bộ bản đồ đề cập chi tiết cả tới Nam Hải tức Biển Đông, được sử dụng tại nhiều trường đại học và thư viện trên thế giới.

Trong sự kiện Hội Địa lý Quốc gia Mỹ (NGS) công bố bản đồ ghi chú sai về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, các nhà khoa học Việt Nam, khi được hỏi ý kiến, đều cho rằng NGS sai có lẽ do tham khảo nguồn tư liệu sai từ Trung Quốc. Điều này là có cơ sở, bởi bản đồ cùng các loại từ điển chuyên đề hay tổng hợp của Trung Quốc lâu nay đã tràn ngập các thư viện lớn trên thế giới. “Và vì vấn đề Biển Đông được đưa vào các công trình khoa học và quy mô lớn như vậy, đương nhiên chúng được tham khảo với một vị thế khoa học” – ông Phạm Hoàng Quân lý giải.

Cấp hai là các công trình chuyên sâu và trực tiếp về Biển Đông, với chất lượng phân ra nhiều bậc: có loại giá trị học thuật cao, có loại thấp nhưng lại mang “giá trị tinh thần” lớn, theo nghĩa là khẳng định chủ quyền và tạo cơ sở cho niềm tin của người đọc vào chủ quyền của Trung Quốc đối với biển đảo… Cấp ba, thấp nhất nhưng rộng nhất, là cấp phổ thông, dành cho đối tượng độc giả “quần chúng”. Đó chính là báo chí và các loại hình truyền thông Internet, chẳng hạn diễn đàn, mạng xã hội. Trong thời đại bùng nổ thông tin ngày nay, cấp này đặc biệt phát triển, nhất là truyền thông Internet, có khi vượt khỏi sự quản lý của Nhà nước. Chẳng hạn, mạng Sina.com từng đăng những bài nói về khả năng “đánh chiếm Việt Nam” trong vài ngày.

Cấp báo chí và truyền thông Internet thiên về tuyên truyền cổ động, giá trị học thuật thấp và không tạo ra cơ sở pháp lý cho việc tuyên bố chủ quyền. Dù vậy, đây lại là hình thức tuyên truyền có ảnh hưởng rất rộng, gây ảnh hưởng xã hội lớn, và tác động về mặt xã hội này cũng có thể là một chủ đề nghiên cứu.




Nguồn: Quỹ nghiên cứu Biển Đông
Về Đầu Trang Go down
https://hoangtruongsa.forumvi.com
 
Kinh nghiệm Trung Quốc trong nghiên cứu, tuyên truyền về biển đảo
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Trung Quốc diễn tập đổ bộ đảo ở Biển Đông
» Phi lý khi Trung Quốc đơn phương cấm đánh cá Biển Đông
» 2 nhà lãnh đạo Mỹ, Nhật bàn về cách ứng phó với Triều Tiên và Trung Quốc
» Nếu Tổ Quốc Mai Này Không Còn Biển - Thơ Nguyễn Duy Xuân
» Hải chiến Hoàng Sa - 40 năm nhìn lại Kỳ 1: Trung Quốc nuốt dần Hoàng Sa

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
DIỄN ĐÀN HOÀNG SA TRƯỜNG SA :: HOÀNG SA-TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM :: Chung tay "Vì Hoàng Sa - Trường Sa thân yêu-
Chuyển đến