DIỄN ĐÀN HOÀNG SA TRƯỜNG SA
Vui lòng đăng nhập trước để viết để viết bài và bình luận nhé
DIỄN ĐÀN HOÀNG SA TRƯỜNG SA
Vui lòng đăng nhập trước để viết để viết bài và bình luận nhé
DIỄN ĐÀN HOÀNG SA TRƯỜNG SA
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

DIỄN ĐÀN HOÀNG SA TRƯỜNG SA

Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam
 
Trang ChínhGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng NhậpĐăng ký
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
Latest topics
»  invest money online no scam payment confirmation
Quần đảo Trường Sa(p1) I_icon_minitime8/16/2014, 20:27 by nhanthiennhu

» Hải chiến Hoàng Sa - 40 năm nhìn lại Kỳ 1: Trung Quốc nuốt dần Hoàng Sa
Quần đảo Trường Sa(p1) I_icon_minitime4/10/2014, 04:13 by ptbchau95cva

» Khơi dậy tình yêu biển đảo
Quần đảo Trường Sa(p1) I_icon_minitime4/12/2013, 06:40 by ptbchau95cva

» Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam
Quần đảo Trường Sa(p1) I_icon_minitime4/12/2013, 06:30 by ptbchau95cva

» Thi vẽ tranh “Em yêu biển - đảo quê hương”
Quần đảo Trường Sa(p1) I_icon_minitime4/12/2013, 06:19 by ptbchau95cva

» “Góp đá xây Trường Sa”: Góp lòng yêu nước
Quần đảo Trường Sa(p1) I_icon_minitime4/11/2013, 13:04 by nhanthiennhu

» Mỹ-Philippines tập trận thường niên
Quần đảo Trường Sa(p1) I_icon_minitime4/5/2013, 21:34 by nhanthiennhu

» Triều Tiên sẽ bắn tên lửa để tìm lối thoát danh dự?
Quần đảo Trường Sa(p1) I_icon_minitime4/5/2013, 21:27 by nhanthiennhu

» Ông Lý Quang Diệu nhập viện
Quần đảo Trường Sa(p1) I_icon_minitime3/31/2013, 22:29 by ptbchau95cva

SỐ LƯỢNG TRUY CẬP
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Top posters
nhanthiennhu
Quần đảo Trường Sa(p1) Vote_lcapQuần đảo Trường Sa(p1) Voting_barQuần đảo Trường Sa(p1) Vote_rcap 
phannguyentouyen
Quần đảo Trường Sa(p1) Vote_lcapQuần đảo Trường Sa(p1) Voting_barQuần đảo Trường Sa(p1) Vote_rcap 
ptbchau95cva
Quần đảo Trường Sa(p1) Vote_lcapQuần đảo Trường Sa(p1) Voting_barQuần đảo Trường Sa(p1) Vote_rcap 
nguyen nhat phu
Quần đảo Trường Sa(p1) Vote_lcapQuần đảo Trường Sa(p1) Voting_barQuần đảo Trường Sa(p1) Vote_rcap 

 

 Quần đảo Trường Sa(p1)

Go down 
Tác giảThông điệp
nhanthiennhu
Admin
nhanthiennhu


Tổng số bài gửi : 30
Join date : 21/03/2013

Quần đảo Trường Sa(p1) Empty
Bài gửiTiêu đề: Quần đảo Trường Sa(p1)   Quần đảo Trường Sa(p1) I_icon_minitime3/28/2013, 23:12

Quần đảo Trường Sa
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Xin xem các mục từ khác có tên tương tự ở Trường Sa.
Các đảo tranh chấp
Quần đảo Trường Sa
Tên khác: xem trong bài

Vị trí quần đảo Trường Sa


Quần đảo Trường Sa (biển Đông)
Địa lý
Vị trí Biển Đông
Tọa độ 6°12' ~ 12°00' vĩ Bắc và 111°30' ~ 117°20' kinh Đông
Tổng số đảo xem trong bài
Các đảo chính Ba Bình, Thị Tứ, Bến Lạc,
Trường Sa, Song Tử Đông,
Song Tử Tây (diện tích)
Diện tích dưới 5 km2 (đất nổi)
Đường bờ biển 926 kilômét (575 mi)
Điểm cao nhất một vị trí trên đảo Song Tử Tây
Độ cao cao nhất 4 mét (13 ft)
Tranh chấp giữa
Quốc gia Brunei
Vùng Vùng đặc quyền kinh tế và
thềm lục địa
Quốc gia
Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan)
Thành phố
Khu Cao Hùng

Kỳ Tân
Quốc gia
Malaysia
Bang Sabah
Quốc gia
Philippines
Tỉnh
Đô thị Palawan
Kalayaan
Quốc gia
Trung Quốc
Tỉnh
Thành phố Hải Nam
Tam Sa
Quốc gia
Việt Nam
Tỉnh
Huyện Khánh Hòa
Trường Sa
Dân cư
Dân số Dân thường: 195 người
(phần Việt Nam kiểm soát; 2009),[1]
222 người
(đảo Thị Tứ; 2010)[2]
Quần đảo Trường Sa (tiếng Anh: Spratly Islands; Trung văn giản thể: 南沙群岛; phồn thể: 南沙群島; bính âm: Nánshā Qúndǎo; Hán-Việt: Nam Sa quần đảo; tiếng Mã Lai và tiếng Indonesia: Kepulauan Spratly; tiếng Tagalog: Kapuluan ng Kalayaan) là một tập hợp thực thể địa lí được bao quanh bởi những vùng đánh cá trù phú và có tiềm năng dầu mỏ và khí đốt thuộc biển Đông. Tuy nhiên, quần đảo này đang trong tình trạng tranh chấp ở các mức độ khác nhau giữa sáu bên là Brunei, Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan), Malaysia, Philippines, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) và Việt Nam. Ở cấp độ quốc tế, phạm vi của khái niệm Spratly Islands vẫn chưa được xác định rõ và đang trong vòng tranh cãi.[3] Ở cấp độ quốc gia cũng có các cách hiểu khác nhau. Tuy Đài Loan, Trung Quốc và Việt Nam trên danh nghĩa đều tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ quần đảo, nhưng khái niệm quần đảo Nam Sa trong nhận thức của Đài Loan và Trung Quốc là bao hàm toàn bộ các thực thể địa lí nằm bên trong phần phía nam của đường chín đoạn. Đối với Philippines, phạm vi tuyên bố chủ quyền của nước này bao trùm hầu hết quần đảo và được gọi là Nhóm đảo Kalayaan. Về phần Malaysia, nước này đòi hỏi một số thực thể ở phía nam của quần đảo. Cuối cùng, chưa rõ Brunei đòi hỏi cụ thể thực thể địa lí nào vì chỉ thấy nước này đưa ra yêu sách về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa mà trong vùng đó có vài thực thể thuộc biển Đông toạ lạc.
Tất cả những nước tham gia tranh chấp này, trừ Brunei, đều có quân đội đồn trú tại nhiều căn cứ trên các đảo nhỏ và đá ngầm khác nhau. Tháng 3 năm 1988, Việt Nam và Trung Quốc đụng độ quân sự tại ba rạn đá là Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao. Tháng 2 năm 1995 và tháng 11 năm 1998, giữa Trung Quốc và Philippines đã hai lần bùng phát căng thẳng chính trị do hành động giành và củng cố quyền kiểm soát đá Vành Khăn của phía Trung Quốc. Dù rằng Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển đã ra đời nhằm xác định các vấn đề về ranh giới trên biển nhưng bản thân Công ước không có điều khoản nào quy định cách giải quyết các tranh chấp về chủ quyền đối với đảo.[4]
Mục lục [ẩn]
1 Địa lí tự nhiên
1.1 Địa hình và địa chất
1.2 Khí hậu
1.3 Phân cụm
2 Hệ động thực vật
3 Lịch sử
3.1 Tên gọi
4 Tranh chấp chủ quyền
4.1 Việt Nam
4.2 Các nhà nước Trung Quốc
4.3 Philippines
4.4 Malaysia
4.5 Brunei
4.6 Các tuyên bố khác
5 Một số phản đối và xung đột
5.1 Xoa dịu căng thẳng
6 Tổ chức hành chính tại Trường Sa
6.1 Việt Nam
6.2 Trung Quốc
6.3 Philippines
7 Dân cư
8 Phát triển kinh tế
9 Cơ sở hạ tầng
9.1 Giao thông vận tải
9.2 Viễn thông
10 Danh sách thực thể bị chiếm đóng
11 Xem thêm
12 Ghi chú
13 Tham khảo
13.1 Chú thích
13.2 Thư mục
14 Liên kết ngoài
[sửa]Địa lí tự nhiên

Quần đảo Trường Sa là một tập hợp gồm nhiều đảo san hô, cồn cát, rạn đá (ám tiêu) san hô nói chung (trong đó có rất nhiều rạn san hô vòng, tức rạn vòng hay còn gọi là ám tiêu san hô vòng, "đảo" san hô vòng) và bãi ngầm rải rác từ 6°12' đến 12°00' vĩ Bắc và từ 111°30' đến 117°20' kinh Đông, trên một diện tích gần 160.000 km²[5] (nguồn khác: 410.000 km²) ở giữa biển Đông.[Ghi chú 1] Quần đảo này có độ dài từ tây sang đông là 800 km, từ bắc xuống nam là 600 km với độ dài đường bờ biển đạt 926 km.[6][7] Mỗi tài liệu lại có một con số thống kế riêng về số lượng thể địa lí của quần đảo này: hơn 100 đảo và rạn đá ngầm (CIA),[6] 137 "đảo-đá-bãi" (Nguyễn Hồng Thao),[8] khoảng 160 đảo nhỏ-cồn cát-rạn đá ngầm-bãi cát ngầm/bãi cạn-bãi ngầm đã đặt tên (Trung Quốc).[9][Ghi chú 2]


Quần đảo Trường Sa
Tổng diện tích đất nổi của quần đảo rất nhỏ, không quá 5 km²[6] (nguồn khác: 11 km²[8]) do số lượng đảo thực sự rất ít mà chủ yếu là các rạn san hô thường và rạn san hô vòng chìm ngập dưới nước khi thủy triều lên. Các hòn đảo san hô ở Trường Sa tương đối bằng phẳng và thấp, ngay cả khi so sánh với một quần đảo san hô khác gần đó là quần đảo Hoàng Sa. Theo CIA, điểm cao nhất của Trường Sa nằm trên đảo Song Tử Tây với cao độ 4 m so với mực nước biển.[6]
[sửa]Địa hình và địa chất
Quần đảo Trường Sa là một vi lục địa bị nhận chìm vào đầu đại Kainozoi do tách giãn lục địa Đông Nam Á, xoay chuyển và trượt dần về phía tây nam.[10] Thềm lục địa Trường Sa là một dải địa hình tương đối hẹp, kéo dài tự nhiên của các đảo từ độ sâu 0–200 m quanh đảo, sâu từ 60 đến 80 m. Thành phần cấu tạo dải này thường là các mảnh vụn san hô, chủ yếu là hạt thô. Trong khi đó, sườn lục địa Trường Sa là một dải bao quanh thềm lục địa, kéo dài từ mép thềm lục địa đến độ sâu 2.500 m, có nơi lên tới hơn 3.000 m. Thành phần cấu tạo chủ yếu là từ đá gốc. Các bãi ngầm có bề mặt sườn là các bề mặt đổ dốc từ độ sâu 170 đến 1.500 m. Sườn của các rạn đá ngầm như đá Tây, Vành Khăn, Phan Vinh có sườn dốc gần như thẳng đứng.[11]
Cả quần đảo bị chia cắt bởi các hệ thống đứt gãy có phương đông bắc - tây nam và tây bắc - đông nam, gồm ba nhóm chính là nhóm đứt gãy đông bắc - tây nam (nổi bật nhất), nhóm đứt gãy tây bắc - đông nam và nhóm đứt gãy hướng kinh tuyến - á vĩ tuyến (lệch so với vĩ tuyến).[12] Ba nhóm này chia quần đảo Trường Sa thành ba cụm đảo có quy mô khác nhau:
Cụm thứ nhất: tập hợp các thực thể ở phía bắc Trường Sa với mật độ phân bố dày và đồng đều, như cặp đảo Song Tử, bãi Đinh Ba, đảo Thị Tứ, Loại Ta, đá Cá Nhám, đảo Ba Bình, Sơn Ca, Nam Yết, Sinh Tồn và đá Lớn.
Cụm thứ hai: tập hợp các thực thể ở phía đông và đông nam Trường Sa với mật độ phân bố thưa và đều, như đảo Bình Nguyên, Vĩnh Viễn, đá Vành Khăn, bãi Cỏ Mây, bãi Suối Ngà, đá Suối Ngọc, đá Núi Le, Tốc Tan, Phan Vinh, đá Tiên Nữ và đá Công Đo.
Cụm thứ ba: tập hợp các thực thể ở phía nam và tây nam, phân bố rời rạc và rất không đồng đều về mặt kích thước, như đá Lát, đảo Trường Sa, đá Tây, đá Đông, đá Châu Viên, đá Chữ Thập, đảo An Bang, đá Thuyền Chài, đá Kỳ Vân, bãi Kiêu Ngựa và bãi Thám Hiểm.[13]
Lịch sử hình thành các đảo thuộc quần đảo Trường Sa bắt đầu từ cuối thế Pleistocen, đầu thế Holocen, và đa số chúng là phần nhô cao của các rạn vòng.[14] Theo Nguyễn (1985), các rạn vòng nơi đây được đặc trưng bởi dạng kéo dài theo hướng đông bắc-tây nam, trong khi các đảo và mỏm đá ngầm thường nằm trên góc tây bắc, trái ngược với quy luật phân bố đảo trên các rạn vòng khác trên thế giới. Nguyên nhân của các hiện tượng vừa đề cập có thể là vì hướng gió đông bắc - tây nam và hoạt động kiến tạo trong kỉ Đệ tứ.[15] Tại các rạn vòng này, cấu tạo của đảo nổi và hành lang san hô xung quanh đảo có ít sự khác biệt. Hành lang này thường có diện tích gấp từ 4 đến 35 lần so với diện tích đảo.[16]
Các nhà khoa học Việt Nam đã nghiên cứu một số đảo như Nam Yết, Song Tử Tây, Trường Sa và phân chia địa hình tại đây thành ba mực địa hình theo độ cao, gồm 0,5-1,5 m; 2,0-3,5 m và 4,5–6 m, trong đó mực địa hình 4,5–6 m chỉ có ở phía tây đảo Song Tử Tây (cao nhất quần đảo). Trên một số đảo có một số túi nước ngọt ngầm ở tầng nông, hình thành khi nước mưa ngấm xuống. Tuy nhiên, trữ lượng và chất lượng loại nước này thay đổi theo không gian - thời gian và bị lẫn tạp chất ở tầng đất mặt cũng như lẫn nước biển; tính kiềm yếu là đặc trưng của nguồn nước này.[17] Ngoài ra, diện tích các đảo cũng thay đổi tuỳ theo mùa; vào mùa đông diện tích giảm và tăng vào mùa hè.[18] Sự sống còn của đảo lệ thuộc vào sự phát triển của san hô; nếu san hô chết sẽ khiến đảo dễ bị sóng và gió bão bào trụi.[16]
[sửa]Khí hậu
Quần đảo Trường Sa nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới với hai mùa. Gió mùa đông nam thổi qua Trường Sa từ tháng 3 đến tháng 4 trong khi gió mùa tây nam thổi từ tháng 5 đến tháng 11. Theo số liệu của McManus, Shao & Lin (2010), nhiệt độ không khí trung bình trong năm của quần đảo vào khoảng 27°C.[19] Tại trạm khí tượng trên đảo Trường Sa, nhiệt độ trung bình đo được là 27,7°C. Về mùa hè (tháng 5 đến tháng 10), nhiệt độ trung bình đạt 28,2°C; giá trị cực đại đo được là 29,3°C vào tháng 9. Về mùa đông (tháng 10 đến tháng 4), nhiệt độ trung bình là 28,8°C, trong đó giá trị cực tiểu đo được là 26,4°C vào tháng 2. Nhiệt độ trung bình tháng 4 (tháng chuyển tiếp từ mùa đông sang mùa hè) là 28,8°C, còn nhiệt độ trung bình tháng 10 (tháng chuyển tiếp từ mùa hè sang mùa đông) là 27,8°C, gần xấp xỉ với nhiệt độ trung bình năm. Nhìn chung biên độ dao động của nhiệt độ không khí vùng đảo Trường Sa không quá 4°C.[20]
Nhiệt độ nước biển bị ảnh hưởng rất lớn bởi yếu tố thời tiết. Do nằm trong vùng nhiệt đới nên tầm nhiệt độ cao là đặc trưng cho nước biển Trường Sa. Vào mùa đông, nhiệt độ trung bình là 26-28°C và đạt cực tiểu 25-26°C vào tháng 12 và tháng 1. Vào mùa hè, nhiệt độ trung bình tầng mặt là 29-31°C và đạt cực đại là 31-32°C vào tháng 5.[21]
[ẩn]Dữ liệu khí hậu của đảo Trường Sa (nhiệt độ nước biển)
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Cao kỉ lục °C 28.1 29.2 30.6 31.7 32.9 32.4 33.0 31.6 34.2 31.4 32.0 30.4 34,2
Trung bình ngày, °C 26.2 26.3 27.5 28.7 29.6 29.2 28.5 28.5 28.6 28.8 28.5 27.5 28,2
Thấp kỉ lục, °C 25.0 24.6 24.5 25.8 26.0 26.7 26.2 26.7 25.9 26.4 26.6 25.6 24,5
Cao kỉ lục, °F 82,6 84,6 87,1 89,1 91,2 90,3 91,4 88,9 93,6 88,5 89,6 86,7 93.6
Trung bình ngày, °F 79,2 79,3 81,5 83,7 85,3 84,6 83,3 83,3 83,5 83,8 83,3 81,5 82,7
Thấp kỉ lục, °F 77,0 76,3 76,1 78,4 78,8 80,1 79,2 80,1 78,6 79,5 79,9 78,1 76.1
Nguồn: Trạm khí tượng Trường Sa (1986-1987)[22]
Mùa khô tại quần đảo kéo dài từ tháng 2 đến tháng 4 còn mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 1 năm sau.[20] Lượng mưa dao động từ 1.800 đến 2.200 mm.[19] Trong giai đoạn 1954-1998, có tổng cộng 498 cơn bão ở biển Đông, trong đó có 89 trận đi qua hoặc phát sinh từ quần đảo Trường Sa. Một đặc điểm quan trọng là bão có xu hướng muộn dần từ bắc xuống nam. Cụ thể, bão chủ yếu xuất hiện ở phía bắc và trung tâm quần đảo trong tháng 10, trong khi bão đi qua phía nam rất ít và nếu có thì chủ yếu là trong tháng 11.[23] Trong cơn bão, tốc độ gió cực đại ghi nhận trong giai đoạn 1977-1985 có thể lên đến 34 m/s so với mức trung bình mọi thời điểm là 5,9 m/s.[24]
Bão biển Đông (1954-1998)
Đặc trưng Qua quần đảo Qua phía bắc quần đảo Qua phía nam quần đảo Hình thành trong quần đảo
Số cơn bão 34 33 2 20
Tần suất trong 89 cơn bão 38% 37% 2% 22%
Tần suất trong 498 cơn bão 7% 6% 0,4% 4%
Nguồn: Bùi Nhi Thanh & Nguyễn Văn Lương (2007)[23]
[sửa]Phân cụm
Do sở hữu rất nhiều thực thể địa lí nên quần đảo Trường Sa được các nhà hàng hải quốc tế cũng như một số quốc gia phân chia thành nhiều cụm riêng biệt dựa trên sự gần gũi hoặc tương đồng về mặt địa lí hay đơn thuần chỉ là phân chia tương đối.
[sửa]Việt Nam phân chia
Việt Nam chia quần đảo Trường Sa thành tám cụm là cụm Song Tử, cụm Thị Tứ, cụm Loại Ta, cụm Nam Yết, cụm Sinh Tồn, cụm Trường Sa, cụm An Bang (cụm Thám Hiểm) và cụm Bình Nguyên.[25]
Cụm Song Tử


Đá Nam là một rạn đá (ám tiêu) san hô thuộc cụm Song Tử.
Cụm Song Tử là một tập hợp các thực thể địa lí nằm ở phần tây bắc của quần đảo Trường Sa. Gọi là Song Tử vì hai đảo Song Tử Đông và Song Tử Tây như một cặp đảo song sinh, vừa nằm gần nhau vừa có kích thước gần như tương đương. Cặp đảo này hợp cùng các rạn đá san hô như đá Nam, đá Bắc ở khu vực lân cận để tạo nên một vòng cung san hô lớn mà tài liệu hàng hải quốc tế gọi là (cụm) rạn Nguy Hiểm Phía Bắc (tiếng Anh: North Danger Reef(s); tiếng Trung: 双子群礁; Hán-Việt: Song Tử quần tiêu). Tuy nhiên, Việt Nam còn gộp hai rạn vòng ngầm dưới nước ở phía đông của rạn Nguy Hiểm Phía Bắc vào cụm Song Tử, cụ thể là bãi Đinh Ba và bãi Núi Cầu.
Cụm Thị Tứ
Cụm Thị Tứ là một tập hợp các thực thể địa lí nằm ở phía nam của cụm Song Tử và phía bắc của cụm Loại Ta. Cụm này chỉ có một đảo san hô là Thị Tứ (đứng thứ hai về diện tích trong quần đảo), còn lại đều là các rạn đá như đá Hoài Ân, đá Vĩnh Hảo, đá Xu Bi... Đá Xu Bi là trường hợp cá biệt do tách biệt hẳn về phía tây nam so với tất cả các thực thể còn lại. Trừ đá Xu Bi thì đảo Thị Tứ và các rạn đá lân cận cùng nhau tạo thành cụm rạn Thị Tứ (tiếng Anh: Thitu Reefs; tiếng Trung: 中业群礁; Hán-Việt: Trung Nghiệp quần tiêu) theo tài liệu hàng hải quốc tế.
Cụm Loại Ta
Cụm Loại Ta là một tập hợp các thực thể địa lí nằm ở phía nam của cụm Thị Tứ và phía bắc của cụm Nam Yết. Cụm này có hai đảo lớn là Loại Ta và Bến Lạc. Đảo Loại Ta là trung tâm của bãi san hô Loại Ta (tiếng Anh: Loaita Bank; tiếng Trung: 道明群礁; Hán-Việt: Đạo Minh quần tiêu) theo cách gọi của tài liệu hàng hải quốc tế; về hai phía đông-tây của đảo là các cồn cát và rạn san hô như bãi An Nhơn, bãi An Nhơn Bắc, bãi Loại Ta,...Về phía đông bắc của bãi san hô Loại Ta là một rạn đá ngầm lớn có tên là bãi Đường; tại đầu mút phía bắc của bãi này là một rạn đá ngầm với tên gọi đá An Lão. Trong khi đó, đảo Bến Lạc (đứng thứ ba về diện tích trong quần đảo) và đá Cá Nhám lại nằm tách biệt hẳn về phía đông của các thực thể trên.


Đảo Sinh Tồn Đông là một cồn cát thuộc cụm Sinh Tồn.
Cụm Nam Yết
Cụm Nam Yết là một tập hợp các thực thể địa lí nằm ở phía nam cụm Loại Ta và phía bắc của cụm Sinh Tồn, gồm hàng loạt thực thể nổi bật như đảo Ba Bình (lớn nhất quần đảo), đảo Nam Yết, đảo Sơn Ca, đá Én Đất, đá Ga Ven,... Đa số các thực thể địa lí thuộc cụm này hợp thành một bãi san hô dạng vòng có tên gọi bãi san hô Tizard (tiếng Anh: Tizard Bank; tiếng Trung: 郑和群礁; Hán-Việt: Trịnh Hoà quần tiêu) theo tài liệu hàng hải quốc tế. Ngoài ra, về phía tây của bãi san hô Tizard còn có một số thực thể nằm riêng biệt như đá Lớn, đá Chữ Thập,...


Đảo Trường Sa là một đảo san hô thuộc cụm Trường Sa. Trong ảnh: cầu tàu và một phần đảo Trường Sa.
Cụm Sinh Tồn
Cụm Sinh Tồn là một tập hợp các thực thể địa lí nằm ở phía nam cụm Nam Yết. Khái niệm "cụm Sinh Tồn" hầu như đồng nhất với khái niệm bãi san hô Liên Minh hay cụm rạn Liên Minh (tiếng Anh: Union Bank/Reefs; tiếng Trung: 九章群礁; Hán-Việt: Cửu Chương quần tiêu) của tài liệu hàng hải quốc tế. Cụm này chỉ có một đảo san hô là đảo Sinh Tồn, một cồn cát là đảo Sinh Tồn Đông, còn lại là rất nhiều rạn đá như đá Cô Lin, đá Gạc Ma, đá Len Đao,...Trong số này, đá Ba Đầu là rạn đá lớn nhất.
Cụm Trường Sa


Theo nghĩa rộng, Phan Vinh thực chất là một rạn san hô vòng thuộc cụm Trường Sa. Trong ảnh: cầu tàu đảo Phan Vinh.
Cụm Trường Sa là một tập hợp các thực thể địa lí nằm dàn trải theo chiều ngang từ tây sang đông ở phía nam của các cụm Nam Yết, Sinh Tồn và phía bắc của cụm An Bang, chủ yếu giữa hai vĩ tuyến 8° Bắc và 9° Bắc. Cụm này chỉ có một đảo san hô là đảo Trường Sa (biệt danh: Trường Sa Lớn), còn lại đều là rạn thường nói chung và rạn vòng nói riêng như đá Tây, đá Tiên Nữ, đảo Phan Vinh, đảo Trường Sa Đông...Bốn thực thể theo thứ tự từ tây sang đông gồm đá Tây, đảo Trường Sa Đông, đá Đông và đá Châu Viên cấu thành khái niệm cụm rạn Luân Đôn (tiếng Anh: London Reefs; tiếng Trung: 尹庆群礁; Hán-Việt: Doãn Khánh quần tiêu) theo tài liệu hàng hải quốc tế.
Cụm An Bang/cụm Thám Hiểm:
Cụm An Bang hay cụm Thám Hiểm là một tập hợp các thực thể địa lí ở phía nam của quần đảo Trường Sa. Cụm này không có đảo san hô nào nhưng có một cồn cát nổi bật là An Bang (quen gọi là đảo An Bang). Nhìn chung phần lớn thực thể của cụm này tạo thành một vòng cung lớn với phần lõm hướng về phía đông nam, trải dài từ đá Sác Lốt, qua đá Công Đo đến bãi Trăng Khuyết gần sát với Philippines. Một máng biển ngăn cách vòng cung này với thềm lục địa của đảo Borneo.
Cụm Bình Nguyên:
Cụm Bình Nguyên là một tập hợp các thực thể địa lí hợp thành từ phần phía đông của quần đảo Trường Sa, trong khu vực gần với đảo Palawan. Tuy cụm này có nhiều thực thể địa lí nhất so với các cụm còn lại nhưng số này lại phân tán rải rác trên một vùng biển rộng lớn. Vĩnh Viễn và Bình Nguyên là hai đảo duy nhất của cụm, trong đó đảo Bình Nguyên đang chịu tác động của hiện tượng xói mòn. Số thực thể còn lại đều là những dạng rạn đá (ví dụ rạn vòng) và các bãi cát ngầm/bãi cạn cùng bãi ngầm.
[sửa]Trung Quốc phân chia
Ngày 25 tháng 4 năm 1983, Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc đã công khai danh sách 287 địa danh thuộc biển Đông, trong đó có tổng cộng 193 địa danh liên quan đến quần đảo Nam Sa.[9] Về mặt tên gọi, địa danh do Trung Quốc đặt thể hiện một phần tính chất của thực thể như đảo, cồn cát (sa châu), rạn đá (ám tiêu), bãi cát ngầm/bãi cạn (ám sa), bãi ngầm (ám than) và cả các luồng lạch (môn, thuỷ đạo) cho tàu thuyền. Nghiên cứu đăng tải trên mạng Hải Nam sử chí thể hiện rằng Trung Quốc phân biệt cả các loại hình rạn đá khác nhau như rạn mặt bàn (đài tiêu) hay rạn vòng (hoàn tiêu) để làm cơ sở phân loại chi tiết hơn.
Cách hiểu của Trung Quốc về quần đảo Nam Sa khác so với cách hiểu hiện thời của bản đồ hành chính Việt Nam về quần đảo Trường Sa ở chỗ nước này còn gộp rất nhiều thực thể địa lí trong khu vực gần Malaysia và Brunei (hầu như đều là bãi cát ngầm/bãi cạn và bãi ngầm) vào tổng thể Nam Sa. Dưới đây là danh sách nhóm và phân nhóm của khái niệm Nam Sa theo mạng Hải Nam sử chí (Trung Quốc):[26]
[ẩn]Số thứ tự Nhóm Phân nhóm Quan điểm của Việt Nam
1 Bắc Bắc cụm Song Tử
Trung cụm Thị Tứ, cụm Loại Ta và phần lớn cụm Nam Yết
Nam cụm Sinh Tồn
2 Đông Bắc Bãi ngầm Lễ Nhạc khu vực bãi Cỏ Rong, bãi Đá Bắc, bãi Đồng Thạnh và đá Gò Già của cụm Bình Nguyên
Ngoại vi bãi ngầm Lễ Nhạc phần lớn cụm Bình Nguyên như bãi Tổ Muỗi, bãi Nam,... và bãi Trăng Khuyết thuộc cụm An Bang/Thám Hiểm
Rạn vòng Phí-Mã khu vực san hô có hai đảo Bình Nguyên và Vĩnh Viễn (thuộc cụm Bình Nguyên)
3 Trung Vùng luồng lạch Nam Hoa đá Chữ Thập của cụm Nam Yết và một vùng nằm giữa các cụm Nam Yết, Sinh Tồn và Trường Sa
Vùng vòng cung phía đông gồm hầu hết phần phía đông của cụm Trường Sa, hầu hết cụm An Bang/Thám Hiểm và cả khu vực rạn vòng Louisa.
Vùng vòng cung phía tây phần phía tây của cụm Trường Sa và bãi Vũng Mây. Việt Nam xem bãi Vũng Mây là một phần của vùng đặc quyền kinh tế - thềm lục địa và không thuộc Trường Sa.
Khu vực trung bộ máng biển vài thực thể đơn lẻ thuộc cụm An Bang/Thám Hiểm và cụm Trường Sa như đảo An Bang và bãi Nguyệt Sương
4 Tây Nam Khu vực năm bãi ngầm là Tây Vệ, Quảng Nhã, Nhân Tuấn, Lý Chuẩn và Vạn An khu vực năm bãi ngầm là Phúc Nguyên, Phúc Tần, Huyền Trân, Quế Đường và Tư Chính; Việt Nam xem năm bãi này thuộc vùng đặc quyền kinh tế - thềm lục địa và không thuộc Trường Sa.
5 Nam Bãi cạn/Bãi cát ngầm Bắc Khang (北康暗沙, tương đương North Luconia Shoals, tức cụm bãi cạn Luconia Bắc) Việt Nam không đòi hỏi.
Bãi cạn/Bãi cát ngầm Nam Khang (南康暗沙, tương đương South Luconia Shoals, tức cụm bãi cạn Luconia Nam)
Bãi cát ngầm Tăng Mẫu (曾母暗沙, tương đương James Shoal, tức bãi cạn/bãi ngầm James)
[sửa]Hệ động thực vật



Một cây phong ba (Heliotropium foertherianum) già cỗi trên đảo Trường Sa
Do sở hữu hàng trăm rạn san hô rải rác khắp một vùng biển rộng lớn nên quần đảo Trường Sa là nơi có đa dạng sinh học cao. Ước tính có đến mười nghìn loài sinh vật sinh sống tại vùng biển Trường Sa. Theo Nguyễn & Đặng (2009), có ba trăm hai mươi chín loài san hộ thuộc sáu mươi chín chi và mười lăm họ cùng nhau tạo lập nên các rạn san hô Trường Sa. Tuy nhiên, phân bố loài san hô rất không đồng đều và chỉ tập trung vào một số họ như họ San hô lỗ đỉnh (66 loài), họ San hô não (46 loài), họ San hô khối (17 loài), họ San hô nấm (14 loài),...[27] Các hệ sinh thái rạn san hô nơi đây không chỉ là nơi cư ngụ lí tưởng cho các sinh vật biển mà còn là nơi nuôi dưỡng nguồn lợi thủy sản dồi dào cho toàn vùng biển Đông.[28]


Cá chim nàng (cá bướm Philippines; Chaetodon adiergastos)
Về động vật, nghiên cứu của McManus, Shao & Lin (2010) cho biết rằng tại khu vực xung quanh đảo Ba Bình cho biết có ba trăm chín mươi chín loài cá rạn san hô đến từ bốn mươi chín họ; một trăm chín mươi loài san hô từ sáu mươi chín chi thuộc hai mươi lăm họ; chín mươi chín loài động vật thân mềm; chín mươi mốt loài động vật không xương sống thuộc bảy mươi hai chi; hai mươi bảy loài động vật giáp xác; mười bốn loài giun nhiều tơ và bốn loài động vật da gai. Người ta cũng ghi nhận năm mươi chín loài chim khác nhau tại đảo này, trong đó chủ yếu là chim điên nâu, chim điên chân đỏ, hải âu mặt trắng, nhàn mào và nhàn trắng. Hai loài bò sát là đồi mồi và đồi mồi dứa cũng thường lên đảo Ba Bình để đẻ trứng.[19] Tại khu vực phía đông quần đảo, có ba trăm mười bốn loài cá rạn san hô, trong đó có một trăm năm mươi sáu loài có giá trị thương mại (McManus & Meñez, 1997, dẫn lại số liệu của Castañeda, 1988).[29] Một nghiên cứu của Malaysia tại đá Hoa Lau đã chỉ ra rằng có hai trăm lẻ năm loài cá thuộc sáu mươi mốt họ, trong đó nhiều nhất là họ Bàng chài, họ Cá thia, họ Cá đuôi gai và họ Cá bướm.[30] Nghiên cứu về các loài cá rạn san hô sống tại biển Trường Sa của Nguyễn (1994) cho thấy có ba trăm hai mươi sáu loài cá rạn san hô thuộc một trăm mười bảy chi, đến từ bốn mươi bốn họ và mười ba bộ. Trong đó, các họ có sự đa dạng về loài nhất là họ Cá thia (53 loài, 12 chi), họ Bàng chài (32 loài, 14 chi), họ Cá mó (27 loài, 3 chi), họ Cá bướm (24 loài, 6 chi), họ Cá hồng (18 loài, 7 chi), họ Cá mú (18 loài, 6 chi) và họ Cá đuôi gai (16 loài, 4 chi).[31] Ngoài cá rạn san hô, nhiều loài cá nổi biển khơi xa bờ cũng hiện diện tại Trường Sa, đến từ một số họ như họ Cá khế, họ Cá thu ngừ, họ Cá nhám (Carchahinidae) và họ Cá thu rắn.[32]
Về thực vật, McManus, Shao & Lin (2010) thống kê được một trăm lẻ chín loài thực vật có mạch ở khu vực đảo Ba Bình.[19] Nurridan (2004) đã nghiên cứu phá nước (vụng biển) của đá Hoa Lau và xác định được hai loài cỏ biển và mười chín loài tảo biển, trong đó lớp tảo lục có mười hai loài, lớp tảo nâu có hai loài và lớp tảo đỏ có năm loài.[33] Tại một số đảo do Việt Nam kiểm soát, người ta ghi nhận một số loài thực vật hợp với thổ nhưỡng khô cằn và nhiễm mặn như bàng vuông, bão táp, muống biển, phi lao, phong ba,...[34] Nhìn chung, thảm thực vật trên các đảo có tuổi rất trẻ vì đảo mới hình thành trong thời kì địa chất gần đây. Các đảo ở phía nam như An Bang, Trường Sa có thảm thực vật kém phát triển hơn các đảo ở phía bắc như Sơn Ca, Ba Bình, Song Tử Tây.[35]
Môi trường của quần đảo Trường Sa bị xâm hại nghiêm trọng do ngư dân từ Việt Nam, Philippines và miền nam Trung Quốc khai thác thuỷ sản bằng các phương pháp tận diệt như vét cá, đánh cá bằng thuốc nổ và bằng chất độc natri xyanua. Binh lính các quốc gia đóng quân tại đây khai thác rùa biển và trứng của chúng, đồng thời còn đe doạ các sinh vật nhạy cảm sống ở nơi nước nông khi họ xây dựng công sự và đường băng.[36]
Sinh vật tại vùng biển quanh đá Hoa Lau

Cá hề cà chua (Amphiprion frenatus).

Cá đuối chấm xanh (Taeniura lymma).

Chaetodon ulietensis, một loài thuộc họ Cá bướm.

Hệ động vật phong phú tại vùng biển quanh đá Hoa Lau.
[sửa]Lịch sử



Biển Đông và vùng Đông Nam Á được Matteo Ricci vẽ trong "Khôn dư vạn quốc toàn đồ" in tại Trung Quốc năm 1602, có ghi dòng chú thích bằng chữ Hán "万里長沙" (Vạn Lí Trường Sa).
Trong các thế kỉ 16 đến 18, người châu Âu từ các quốc gia như Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh và Pháp vẫn chưa phân biệt rõ sự khác nhau giữa quần đảo Trường Sa với quần đảo Hoàng Sa. Trên bản đồ thường ghi I de Pracell như bản đồ Bartholomen Velho (1560), bản đồ Fernao Vaz Dourado (1590), bản đồ Van Langren (1595),... Cho đến năm 1787-1788, đoàn khảo sát Kergariou Locmaria mới xác định rõ vị trí của quần đảo Paracel (chính xác là quần đảo Hoàng Sa hiện nay) và từ đó người phương Tây mới bắt đầu phân biệt quần đảo Hoàng Sa ở phía bắc với một quần đảo khác ở phía nam, tức quần đảo Trường Sa.[37]
[sửa]Tên gọi
Từ cuối thế kỉ 18 đến thế kỉ 19, thỉnh thoảng có những nhà đi biển từ một số nước châu Âu đi qua Trường Sa. Năm 1791, Henry Spratly du hành qua quần đảo và đã đặt tên cho đá Vành Khăn là Mischief. Năm 1843, Richard Spratly đã đặt tên cho một số thực thể thuộc Trường Sa, ví dụ Spratly's Sandy Island cho đảo Trường Sa. Từ đó về sau, Spratly dần trở thành tên tiếng Anh của cả quần đảo.[38]
Tên gọi theo phía Việt Nam: dưới thời vua Minh Mạng của nhà Nguyễn, khoảng những năm 1834-1840, cái tên Vạn Lí Trường Sa (萬里長沙) đã được thể hiện trong Đại Nam nhất thống toàn đồ, chỉ một cụm đảo tách rời ở phía nam cụm đảo mang tên Hoàng Sa (黄沙); tuy nhiên, cả hai cụm đảo đều được khoanh lại thành một cụm lớn nằm dọc bờ biển miền trung nước Đại Nam.[39]


"Hỗn nhất cương lý lịch đại quốc đô chi đồ" (混一疆理歷代國都之圖).
Tên gọi theo phía Trung Quốc: "Hỗn nhất cương lý lịch đại quốc đô chi đồ" (混一疆理歷代國都之圖) thời nhà Minh có đánh dấu vị trí của Thạch Đường, và vị trí này hiện được phía Trung Quốc cho là tương ứng với Nam Sa (Trường Sa) hiện tại.[40] Bản đồ "The Selden Map of China" được lưu trữ tại thư viện Đại học Oxford (Anh), được cho là "Thiên hạ hải đạo toàn đồ" hay "Đông - Tây dương hàng hải đồ" và được làm ra vào khoảng năm Thiên Khải thứ 4 (1624), có ghi địa danh Vạn Lí Thạch Đường (萬里石塘), (phía đông của đảo mang tên Ngoại La (外羅), tức đảo Lý Sơn), ở kề cận phía nam tây nam của Vạn Lí Trường Sa (萬里長沙).[41] Năm 1935, Trung Hoa Dân Quốc đã xuất bản "Biểu đối chiếu tên gọi Hoa-Anh các đảo thuộc Nam Hải Trung Quốc", trong đó nước này gọi Trường Sa là Đoàn Sa (chữ Hán phồn thể: 團沙) còn cụm từ Nam Sa thời đó là để chỉ Trung Sa ngày nay.[42][Ghi chú 3] Ngày 1 tháng 12 năm 1947, nước này công bố tên Trung Quốc cho hàng loạt thực thể thuộc biển Đông và đặt chúng dưới sự quản lí của mình.[43] Trong tấm bản đồ mới, Trung Hoa Dân Quốc lần đầu tiên vẽ đường mười một đoạn đứt khúc (tiền thân của đường chín đoạn) thay cho đường vẽ bằng nét liền trước đây, đồng thời nước này đổi tên Nam Sa thành Trung Sa và đổi tên Đoàn Sa thành Nam Sa.[44]
[sửa]Tranh chấp chủ quyền

Từ những thập niên đầu của thế kỉ 20, thời kì yên bình của quần đảo Trường Sa đã chấm dứt. Hàng loạt quốc gia từ châu Á đến châu Âu như Việt Nam, Pháp, các nhà nước Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Brunei và trong một số giai đoạn lịch sử là Anh và Nhật Bản đều tham gia vào cuộc tranh chấp, dù là ở các mức độ khác nhau.
[sửa]Việt Nam
[sửa]Luận cứ


Bản đồ biển Đông do người Hà Lan vẽ vào năm 1754 đã ghi nhận quần đảo Hoàng Sa dưới tên gọi De Paracelles.[Ghi chú 4]
Xem thêm về nội dung này tại Quần đảo Hoàng Sa.
Việt Nam tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa dựa trên các luận cứ về hành động chiếm hữu thực tế, quản lí liên tục và hoà bình dưới các triều đại phong kiến đối với địa danh Hoàng Sa (nghĩa bao hàm Trường Sa) và sau này là sự nối tiếp của thực dân Pháp cùng các nhà nước hiện đại trên lãnh thổ Việt Nam. Ngoài ra, Việt Nam còn trưng ra các sử liệu về sự công nhận của các giáo sĩ, nhà hàng hải từ các quốc gia châu Âu, các quốc gia trên thế giới về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này.
Thứ nhất, các sử liệu cổ của Việt Nam ghi chép rằng các địa danh như Bãi Cát Vàng, Hoàng Sa, Vạn Lí Hoàng Sa, Đại Trường Sa hoặc Vạn Lí Trường Sa thuộc lãnh thổ của Việt Nam, ít nhất là từ thế kỉ 17. Ví dụ:
Sách Phủ biên tạp lục (1776) của Lê Quý Đôn xác định Bãi Cát Vàng thuộc về địa phận tỉnh Quảng Ngãi. Đội Hoàng Sa kiêm quản đội Bắc Hải ở phía nam, tức quần đảo Trường Sa ngày nay.[45] Lê Quý Đôn miêu tả Bãi Cát Vàng là nơi người ta có thể khai thác các sản phẩm biển và những đồ vật sót lại từ các vụ đắm tàu. Ông viết:


Vạn Lí Trường Sa (萬里長沙) được thể hiện trong Đại Nam nhất thống toàn đồ (năm 1834-1840).
Tôi đã từng thấy một đạo công văn của quan chính đường huyện Văn Xương, Quỳnh Châu [đảo Hải Nam của Trung Quốc] gửi cho Thuận Hóa nói rằng: năm Càn Long thứ mười tám [năm 1753] có mười tên quân nhân xã An Vĩnh tổng Cát Liềm huyện Chương Nghĩa phủ Quảng Ngãi nước An Nam, một ngày tháng bảy đến Vạn Lí Trường Sa [萬里長沙] tìm kiếm các thứ, có tám tên lên bờ tìm kiếm, chỉ để hai tên giữ thuyền, bị gió đứt dây thuyền, dạt vào Thanh Lan cảng, quan ở đấy xét thực, đưa trả về nguyên quán...[46][Ghi chú 5]
—Lê Quý Đôn, "Phủ biên tạp lục", 1776
Đại Nam nhất thống toàn đồ (1838) thể hiện địa danh Vạn Lí Trường Sa và địa danh Hoàng Sa là bộ phận của lãnh thổ nước Đại Nam, dù rằng bản đồ vẫn vẽ cả hai vào chung một quần thể đảo.[39]
Thứ hai, Việt Nam cho rằng sau Hòa ước Giáp Thân (1884) do nhà Nguyễn kí kết với Pháp thì nước Pháp đã đại diện cho Việt Nam về mặt ngoại giao[47] và đã thi hành chủ quyền trên cả hai quần đảo là Trường Sa và Hoàng Sa thay cho Việt Nam.
Thứ ba, Việt Nam xem việc năm mươi phái đoàn nước khác tham dự Hội nghị San Francisco về hiệp ước hoà bình với Nhật Bản diễn ra ngày 7 tháng 7 năm 1951 (Trung Hoa Dân Quốc và Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa không dự) không bác bỏ hay bảo lưu ý kiến đối với lời phát biểu của Trần Văn Hữu-chủ tịch phái đoàn chính phủ Quốc gia Việt Nam-là một sự công nhận mang tính quốc tế về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa:
“ Et comme il faut franchement profiter de toutes occasions pour étouffer les germes de discorde, nous affirmons nos droits sur les îles Spratley et Paracels qui, de tout temps, ont fait partie du Viêt-Nam. [Và để tận dụng không ngần ngại mọi cơ hội để dập tắt những mầm mống bất hoà, chúng tôi khẳng định chủ quyền của chúng tôi trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa từ xưa đến nay vẫn thuộc cương vực Việt Nam.][48] ”
Thứ tư, sau khi quân đội Pháp rút đi, chính quyền Việt Nam Cộng hòa ở phía nam vĩ tuyến 17 đã tiếp tục tuyên bố chủ quyền và thực hiện công tác quản lí cả về hành chính lẫn thực tế đối với quần đảo Trường Sa liên tục cho đến khi chấm dứt sự tồn tại vào tháng 4 năm 1975. Sau đó, nước Việt Nam thống nhất tiếp tục tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo này.
[sửa]Diễn biến
Tháng 7 năm 1927, tàu de Lanessan của Pháp tiến hành một cuộc khảo sát khoa học trên quần đảo Trường Sa.[49][50] Tháng 4 năm 1930, Pháp gửi tàu thông báo la Malicieuse đến quần đảo và treo quốc kỳ Pháp trên một gò đất cao thuộc île de la Tempête;[51] tuy nhiên, dù nhìn thấy ngư dân Trung Quốc trên đảo này nhưng Pháp không tìm cách trục xuất họ.[52] Ngày 23 tháng 9, Pháp thông báo cho các cường quốc khác rằng Pháp đã chiếm quần đảo Trường Sa.[49]
Ngày 14 tháng 3 năm 1933, Pháp cho đội tàu gồm Malicieuse, tàu pháo Arlete và hai tàu thuỷ văn Astrobale và de Lanessan từ Sài Gòn đến đảo Trường Sa và hàng loạt địa điểm khác như đá Chữ Thập, cụm rạn Luân Đôn, bãi san hô Tizard, bãi san hô Loại Ta, cụm rạn Thị Tứ và rạn Nguy Hiểm Phía Bắc.[51] Tại từng địa điểm đi qua, người Pháp đã tổ chức nghi lễ chiếm hữu các đảo chính thuộc nơi đó. Ngày 26 tháng 7, Bộ Ngoại giao Pháp ra thông báo về hành động trên, kèm theo danh sách liệt kê tên các đảo đã chiếm hữu, bao gồm đảo Spratly (chiếm ngày 13 tháng 4 năm 1930), đảo nhỏ Caye-d'Amboine (7 tháng 4 năm 1933), đảo nhỏ Itu-Aba (10 tháng 4 năm 1933), groupe de Deux-îles (10 tháng 4 năm 1933),[Ghi chú 6] đảo nhỏ Loaito (11 tháng 4 năm 1933), đảo Thi-Tu (12 tháng 4 năm 1933) và các đảo nhỏ phụ thuộc từng đảo này.[53] Từ ngày 24 tháng 7 đến ngày 25 tháng 9, Pháp lần lượt thông báo cho các quốc gia có thể có lợi ích tại Trường Sa biết về hành động của Pháp. Theo bạch thư của Việt Nam Cộng hòa thì ngoại trừ Nhật Bản, tất cả các nước được thông báo đều không có lời phản đối Pháp; Trung Hoa Dân Quốc, Hà Lan (đang kiểm soát Indonesia) và Hoa Kỳ cũng đều giữ im lặng.[51][Ghi chú 7] Ngày 21 tháng 12 năm 1933, thống đốc Nam Kỳ Jean-Félix Krautheimer kí Nghị định số 4702-CP sáp nhập số đảo trên vào địa phận tỉnh Bà Rịa thuộc Liên bang Đông Dương.[54]
Thời Chiến tranh thế giới thứ hai, đế quốc Nhật Bản chiếm một số đảo và sử dụng đảo Ba Bình làm căn cứ tàu ngầm cho các chiến dịch ở Đông Nam Á. Sau cuộc chiến, Pháp và Trung Hoa Dân Quốc tái khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa. Trung Hoa Dân Quốc gửi hai tàu tới quần đảo và cho quân đổ bộ dựng bia trên đảo Ba Bình. Phản ứng lại hành động này, Pháp vài lần gửi tàu đến Trường Sa vào cuối năm 1946. Năm 1947, Pháp yêu cầu Trung Hoa Dân Quốc rút quân khỏi các đảo ngoài biển Đông nhưng cũng không làm gì để hiện thực hoá mong muốn của mình. Khi hệ thống thuộc địa của Pháp bắt đầu tan rã, nước này cũng chấm dứt tuần tra quần đảo Trường Sa vào năm 1948.[52] Năm 1951, Nhật Bản kí vào Hiệp ước San Francisco và từ bỏ mọi quyền đối với quần đảo Trường Sa. Cũng tại Hội nghị San Franciso này, thủ tướng kiêm ngoại trưởng Trần Văn Hữu của Quốc gia Việt Nam đã tuyên bố rằng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ Việt Nam. Không một đại biểu nào trong hội nghị bình luận gì về lời tuyên bố này.[55]
Sau khi người Pháp rời khỏi Việt Nam theo quy định của Hiệp định Genève 1954, quyền kiểm soát các đảo thuộc về quân đội Quốc gia Việt Nam và kế tiếp là quân đội Việt Nam Cộng hòa. Sau sự kiện Tomás Cloma, ngày 1 tháng 6 năm 1956, ngoại trưởng Việt Nam Cộng hoà Vũ Văn Mẫu tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Trường Sa và Hoàng Sa. Ngày 2 tháng 6, Pháp cũng nhắc lại cho Philippines biết về quyền của Pháp từ năm 1933.[56] Ngày 22 tháng 8 năm 1956, tàu HQ-04 Tuỵ Động của Hải quân Việt Nam Cộng hòa viếng thăm một số đảo thuộc Trường Sa, thượng cờ và dựng bia ghi chủ quyền. Ngày 22 tháng 10 cùng năm, Ngô Đình Diệm kí sắc lệnh số 143-NV về việc đổi tên các tỉnh thành miền Nam Việt Nam; văn bản ghi "Hoàng Sa (Spratley)" (nguyên văn) thuộc tỉnh Phước Tuy.[57]
Trong thời kì 1961-1963, Việt Nam Cộng hoà tiếp tục viếng thăm và dựng bia nhiều đảo. Năm 1961, tàu HQ-02 Vạn Kiếp và HQ-06 Vân Đồn thăm Song Tử Tây - Thị Tứ - Loại Ta - An Bang; năm 1962, tàu Tuỵ Động và HQ-05 Tây Kết thăm Trường Sa - Nam Ai (tức Nam Yết); năm 1963, ba tàu gồm HQ-404 Hương Giang, HQ-01 Chi Lăng và HQ-09 Kì Hoà đã dựng bia trên Trường Sa (19 tháng 5), An Bang (20 tháng 5), Thị Tứ - Loại Ta (22 tháng 5) và Song Tử Đông - Song Tử Tây (24 tháng 5).[58] Tuy nhiên, Hải quân Việt Nam Cộng hòa không duy trì sự hiện diện liên tục ở quần đảo Trường Sa do vướng phải cuộc chiến tranh Việt Nam.
Ngày 13 tháng 7 năm 1971, bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hoà Trần Văn Lắm đã nêu yêu sách của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa khi ông đang ở Manila. Ngày 6 tháng 9 năm 1973, Bộ Nội vụ Việt Nam Cộng hòa ban hành nghị định số 420-BNV/HCĐP/26 sáp nhập một số đảo chính và các đảo phụ cận vào xã Phước Hải, quận Đất Đỏ, tỉnh Phước Tuy.[59]
Đầu năm 1974, một thời gian ngắn sau thất bại trong trận chiến tại nhóm đảo Lưỡi Liềm thuộc quần đảo Hoàng Sa, chính quyền Việt Nam Cộng hoà ra quyết định tăng cường lực lượng tại Trường Sa và chỉ thị quân đội tiến hành chiến dịch Trần Hưng Đạo 48 nhằm chiếm một số đảo. Liên tiếp trong các tháng 2 và tháng 3 cùng năm, Việt Nam Cộng hoà tái khẳng định lại chủ quyền của mình đối với hai quần đảo bằng nhiều con đường như thông qua đại sứ ở Manila, qua hội nghị của Liên Hiệp Quốc về luật biển ở Caracas và hội nghị của Hội đồng Kinh tài Viễn Đông ở Colombia.[60] Từ ngày 14 đến ngày 28 tháng 4 năm 1975, các lực lượng hải quân của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã hoàn toàn thay thế lực lượng Việt Nam Cộng hòa trên năm đảo là Song Tử Tây, Sơn Ca, Nam Yết, Sinh Tồn và Trường Sa.
Vào cuối thập niên 1970, trong các ngày 30 tháng 12 năm 1978 và 7 tháng 8 năm 1979, Việt Nam phản đối Trung Quốc và tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa. Ngày 28 tháng 9 năm 1978, Việt Nam phản đối Philippines sáp nhập các đảo thuộc Trường Sa vào lãnh thổ của mình.[61]
Sang thập niên 1980, Việt Nam tiếp tục nhiều lần lên tiếng để phản ứng lại hành động của một số quốc gia khác tại Trường Sa. Ngày 5 tháng 2 năm 1980, Việt Nam phản bác văn kiện ngày 30 tháng 1 năm 1980 của Trung Quốc về Nam Sa và Tây Sa. Trong năm 1982, Việt Nam sáp nhập huyện Trường Sa vào tỉnh Phú Khánh.[62] Năm 1983, Việt Nam phản đối việc Malaysia chiếm đá Hoa Lau.[63] Năm 1989, Việt Nam chia tách tỉnh Phú Khánh và quy thuộc Trường Sa vào tỉnh Khánh Hòa.
Về Đầu Trang Go down
https://hoangtruongsa.forumvi.com
 
Quần đảo Trường Sa(p1)
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Quần đảo Trường Sa(p2)
» Luật quốc tế và chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa-Trường
» Gạch Hoàng Sa -Trường Sa góp sức xây Trường Sa
» Tư liệu khách quan thừa nhận chủ quyền Việt Nam
» 'Báu vật' từ Trường Sa

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
DIỄN ĐÀN HOÀNG SA TRƯỜNG SA :: HOÀNG SA-TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM :: Lịch Sử & Chủ Quyền Hoàng Sa - Trường Sa-
Chuyển đến