DIỄN ĐÀN HOÀNG SA TRƯỜNG SA
Vui lòng đăng nhập trước để viết để viết bài và bình luận nhé
DIỄN ĐÀN HOÀNG SA TRƯỜNG SA
Vui lòng đăng nhập trước để viết để viết bài và bình luận nhé
DIỄN ĐÀN HOÀNG SA TRƯỜNG SA
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

DIỄN ĐÀN HOÀNG SA TRƯỜNG SA

Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam
 
Trang ChínhGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng NhậpĐăng ký
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
Latest topics
»  invest money online no scam payment confirmation
Tư liệu khách quan thừa nhận chủ quyền Việt Nam  I_icon_minitime8/16/2014, 20:27 by nhanthiennhu

» Hải chiến Hoàng Sa - 40 năm nhìn lại Kỳ 1: Trung Quốc nuốt dần Hoàng Sa
Tư liệu khách quan thừa nhận chủ quyền Việt Nam  I_icon_minitime4/10/2014, 04:13 by ptbchau95cva

» Khơi dậy tình yêu biển đảo
Tư liệu khách quan thừa nhận chủ quyền Việt Nam  I_icon_minitime4/12/2013, 06:40 by ptbchau95cva

» Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam
Tư liệu khách quan thừa nhận chủ quyền Việt Nam  I_icon_minitime4/12/2013, 06:30 by ptbchau95cva

» Thi vẽ tranh “Em yêu biển - đảo quê hương”
Tư liệu khách quan thừa nhận chủ quyền Việt Nam  I_icon_minitime4/12/2013, 06:19 by ptbchau95cva

» “Góp đá xây Trường Sa”: Góp lòng yêu nước
Tư liệu khách quan thừa nhận chủ quyền Việt Nam  I_icon_minitime4/11/2013, 13:04 by nhanthiennhu

» Mỹ-Philippines tập trận thường niên
Tư liệu khách quan thừa nhận chủ quyền Việt Nam  I_icon_minitime4/5/2013, 21:34 by nhanthiennhu

» Triều Tiên sẽ bắn tên lửa để tìm lối thoát danh dự?
Tư liệu khách quan thừa nhận chủ quyền Việt Nam  I_icon_minitime4/5/2013, 21:27 by nhanthiennhu

» Ông Lý Quang Diệu nhập viện
Tư liệu khách quan thừa nhận chủ quyền Việt Nam  I_icon_minitime3/31/2013, 22:29 by ptbchau95cva

SỐ LƯỢNG TRUY CẬP
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Top posters
nhanthiennhu
Tư liệu khách quan thừa nhận chủ quyền Việt Nam  Vote_lcapTư liệu khách quan thừa nhận chủ quyền Việt Nam  Voting_barTư liệu khách quan thừa nhận chủ quyền Việt Nam  Vote_rcap 
phannguyentouyen
Tư liệu khách quan thừa nhận chủ quyền Việt Nam  Vote_lcapTư liệu khách quan thừa nhận chủ quyền Việt Nam  Voting_barTư liệu khách quan thừa nhận chủ quyền Việt Nam  Vote_rcap 
ptbchau95cva
Tư liệu khách quan thừa nhận chủ quyền Việt Nam  Vote_lcapTư liệu khách quan thừa nhận chủ quyền Việt Nam  Voting_barTư liệu khách quan thừa nhận chủ quyền Việt Nam  Vote_rcap 
nguyen nhat phu
Tư liệu khách quan thừa nhận chủ quyền Việt Nam  Vote_lcapTư liệu khách quan thừa nhận chủ quyền Việt Nam  Voting_barTư liệu khách quan thừa nhận chủ quyền Việt Nam  Vote_rcap 

 

 Tư liệu khách quan thừa nhận chủ quyền Việt Nam

Go down 
Tác giảThông điệp
phannguyentouyen




Tổng số bài gửi : 30
Join date : 26/03/2013

Tư liệu khách quan thừa nhận chủ quyền Việt Nam  Empty
Bài gửiTiêu đề: Tư liệu khách quan thừa nhận chủ quyền Việt Nam    Tư liệu khách quan thừa nhận chủ quyền Việt Nam  I_icon_minitime3/29/2013, 07:56

Để giải quyết cuộc tranh luận dai dẳng xung quanh danh nghĩa lịch sử, cách tốt nhất là nên tham khảo ý kiến bên thứ ba.

Người phương Tây đã từng nói về sự quy thuộc của quần đảo Paracel vào An Nam. Các nhà truyền đạo Pháp trên tàu Amphitrite trên đường sang TQ đã ghi trong một bài tiếng Pháp năm 1701: “Paracel là một quần đảo thuộc Vương quốc An Nam. Đó là một bãi đá ngầm khủng khiếp có đến hàng trăm dặm, rất nhiều lần đã xảy ra các tai nạn đắm tàu ở đó” ([1]).

Jean-Louis Taberd ghi nhận:

“Pracel hoặc Paracels (Bãi cát vàng), mặc dù quần đảo này không có gì ngoài các đá, bãi và độ sâu lớn hứa hẹn nhiều bất tiện lợi hơn, Vua Gia Long đã nghĩ tới việc mở rộng lãnh thổ của ngài bằng cách chiếm thêm vùng đất buồn bã này. Năm 1816, ngài đã tới đây long trọng cắm cờ, chính thức chiếm hữu các đảo đá này, mà không một ai tranh giành gì với ngài cả”([2]).

Về phần mình, J.B.Chaigneau, cố vấn của nhà vua An Nam, đã viết trong cuốn hồi ký về nước Cochinchine:

“Nước Cochinchine mà nhà vua bấy giờ đã lên ngôi Hoàng đế gồm xứ Cochinchine và xứ Đông Kinh… một vài đảo có dân cư không xa biển và quần đảo

Paracel do những đảo nhỏ, ghềnh và đá không có dân cư hợp thành. Chỉ tới năm 1816, Hoàng đế mới chiếm hữu quần đảo này”([3]).

Dubois de Jancigny trong Thế giới, lịch sử và mô tả các dân tộc Nhật, Đông Dương, Ceylan có viết: “Chúng tôi quan sát thấy rằng từ ba mươi tư năm nay, quần đảo Paracel (người An Nam gọi là Cát vàng), một ma hồn trận thật sự của các đảo nhỏ, các đá và các bãi cát đầy ngờ vực của các nhà hàng hải và có thể được coi là hoang dã và vô tích sự nhất trong số các điểm của quả địa cầu, đã được người An Nam (Cochinchine) chiếm hữu. Chúng tôi không để ý liệu họ có tạo nên một công trình nào trên đó không (nhằm mục đích, có thể, bảo vệ nghề cá); nhưng chắc chắn rằng Vua Gia Long đã gắn thêm vòng hoa này vào vương miện của người, bởi vì ngài đã thân chinh tới đó chiếm hữu, việc này xảy ra vào năm 1816 khi ngài long trọng kéo cờ của An Nam lên đó”([4]).

Gutzlaff trong bài Địa lý Vương quốc Cochinchine xuất bản năm 1849 tại London (Anh) cũng ghi Cát Vàng (để chỉ Paracel) thuộc Cochinchine. Gutzlaff viết:

“Không biết vì san hô hay vì lẽ khác mà các ghềnh đá ấy lớn dần, nhưng rõ ràng nhận thấy các đảo nhỏ ấy càng năm càng cao, và một vài cái bây giờ đã có người ở thường xuyên, thế mà chỉ mấy năm trước sóng đã vỗ dập qua. Những đảo ấy đáng lẽ không giá trị nếu nghề chài ở đó không phồn thịnh và không biết bù hết mọi nguy nan cho kẻ phiêu lưu. Từ lâu đời, những thuyền phần lớn từ đảo Hải Nam tới, đã hằng năm đến thăm các bãi nổi này và tiến hành cuộc viễn du xa xa tới tận bờ đảo Borneo. Tuy rằng hằng năm hơn phần mười bị đắm, nhưng cá đánh được rất nhiều, đến nỗi không những bù hết được mọi thiệt thòi, mà còn để lại món lợi rất to. Chính phủ An Nam thấy những lợi có thể mang lại nếu một ngạch thuế được đặt ra, bèn lập ra những trưng thuyền và một trại quân nhỏ ở chỗ này để thu thuế mà mọi người ngoài tới đây đều phải trả, và để bảo trợ người đánh cá bản quốc” ([5]).

Trong Địa lý tóm tắt của Ý (Compendio di Geografia) do Adriano Balbi soạn năm 1850, trang 641 mô tả về địa lý Vương quốc An Nam có ghi: Cũng thuộc vương quốc này còn có quần đảo Paracel, nhóm đảo Pirati và nhóm đảo Poulo Condor (tức Hoàng Sa, nhóm đảo Hải Tặc và Côn Đảo). Cũng trong tác phẩm này tr.644-648 về địa lý Trung Hoa không viết gì về Hoàng Sa và Trường Sa.

Ngay cả các sách TQ cũng công nhận việc quy thuộc các đảo này vào An Nam. Chúng ta có thể đọc được điều đó trong phần tựa cuốn Hải Lục năm 1842 trong đó Vương Bính Nam đã so sánh các điều mắt thấy tai nghe do Tạ Thanh Cao, một thủy thủ TQ từng đi nhiều nước nhiều vùng về kể lại:

“Vạn lý Trường Sa là đất nổi giữa biển, dài vài ngàn dặm, là phên giậu của An Nam”.

Hải ngoại ký sự của Thích Đại Sán (người TQ) năm 1696 ([6]) quyển III đoạn thuật lại chuyến đi về Quảng Đông bắt đầu đi từ Quảng Nam viết: “…bãi cát rộng cả trăm dặm, chiều dài thăm thẳm chẳng biết bao nhiêu mà kể, gọi là "Vạn lý Trường Sa", mù tít chẳng thấy cỏ cây nhà cửa; nếu thuyền bị trái gió trái nước tấp vào dầu không tan nát cũng không gạo, không nước, trở thành ma đói mà thôi. Quãng ấy cách Đại Việt bảy ngày đường, chừng bảy trăm dặm ([7]). Các quốc vương thời trước, hằng năm sai thuyền đi đánh cá đi dọc theo bãi cát, lượm vàng bạc khí cụ của các tàu thuyền hư hỏng dạt vào". Đoạn văn mô tả này đã xác nhận việc hành xử chủ quyền của thời Chúa Nguyễn qua hoạt động thu lượm hóa vật của Đội Hoàng Sa.

Các mô tả về Paracel từ các nguồn nước ngoài chứng tỏ Hoàng Sa không phải là các đảo ven bờ biển Trung VN. Trong khi có khá nhiều nguồn tài liệu trung gian chứng minh sự chiếm hữu Paracels của các Chúa và Vua Nguyễn, không có một nguồn tư liệu nước ngoài nào chỉ rõ sự chiếm hữu các đảo này của TQ.

TS Nguyễn Hồng Thao

[1] Trích dẫn theo P.B Lafont, Sđd, tr.248.

[2] J.L Taberd, Ghi chép về địa lý Nam Kỳ trong the Journal of Bengal, Calcutta, serie VI, September 1837, tr.737 - 745.

[3] Tập san của người bạn cũ của Huế, số 2,1923, tr.257.

[4] M.A Dubois de Jancigny, Thế giới, lịch sử và mô tả các dân tộc Nhật, Đông Dương, Xeylan, Paris éd, Firmin Didot Freres, 1850, tr. 555.

[5] Journal of the Geographical Society of London (Tạp chí Hội Địa lý London), quyển 19 (1849), London, John Murray, 1849, tr. 93-94.

[6] Hải ngoại ký sự là ghi chép chuyến đi của tác giả Đại Sán Hán Ông, tên là Thạch Liêm từ chùa Trường Thọ tỉnh Quảng Đông đến vùng Thuận Quảng nước Đại Việt vào năm Ất Hợi triều Vua Khang Hy (1695) và trở về Trung Quốc vào năm sau (1696). Sách nguyên bản chữ Hán gồm 6 quyển đã được Viện Đại học Huế dịch trọn bộ ra Quốc ngữ năm 1963. Sau này người TQ đã dựng nên một chiến dịch nói xấu tác giả, chứng minh ông là người không bình thường, là kẻ điên để giảm bớt tính chân thực của tác phẩm. Nguyễn Quang Ngọc, Sđd, tr. 43.

[7] Phạm Hoàng Quân cho rằng ở đây có lỗi dịch Hán-Nôm, thất canh lộ không phải là 7 ngày đêm, canh ở đây là đơn vị chiều dài. Tuy nhiên ông cũng công nhận một canh khoảng trăm dặm. Như vậy về khoảng cách Hải ngoại ký sự mô tả khá chính xác khoảng cách từ bờ đến quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Cách dịch đúng được đề xuất là: “Quãng ấy cách Đại Việt bảy canh đường, chừng bảy trăm dặm”. ( sưu tầm từ internet)
Về Đầu Trang Go down
 
Tư liệu khách quan thừa nhận chủ quyền Việt Nam
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Luật quốc tế và chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa-Trường
» Công hàm 1958 với chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam
» THUA 3 -1 NHƯNG CÒN LÃI 7 ĐỒNG
» Ngư dân Philippines phát hiện tàu TQ đổ vật liệu xây trộm ở Trường Sa
» Quần đảo Trường Sa(p1)

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
DIỄN ĐÀN HOÀNG SA TRƯỜNG SA :: THÔNG TIN CHUNG :: Điểm tin trong ngày-
Chuyển đến